Bảo tồn và phát huy Cố_đô_Hoa_Lư

Phục dựng, tu bổ di tích

Thực hiện quyết định số 82/2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ Việt Nam, tỉnh Ninh Bình đã và đang tập trung các dự án tu tạo cố đô Hoa Lư. Đó là việc hoàn thành cổng Đông từ ngã 3 cầu Huyện vào cố đô với tường thành ốp đá, cao 2 tầng mái cong tạo ấn tượng cổ kính. Khu vực trung tâm cố đô đã xây dựng 3 cửa Bắc-Đông-Nam. Các dự án 1000 năm Thăng Long như: Xây dựng quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế; dự án xây dựng quảng trường - sân lễ hội phía trước đền thờ vua Đinh, vua Lê; đầu tư tu bổ, nhiều dự án tôn tạo di tích Cố đô Hoa Lư như đền thờ Công chúa Phất Kim, phủ Vườn Thiên, chùa Nhất Trụ đã hoàn thành. Các hạng mục đang thực hiện như chùa Kim Ngân, động Am Tiên, đền Bim, xây dựng hệ thống giao thông, tường bao, hào nước quanh vùng bảo vệ đặc biệt và đền thờ Vua Lý Thái Tổ. Các di tích danh thắng Tràng An, chùa Bái Đính, tượng đài vua Lê Đại Hành, thái hậu Dương Vân Nga.... đều được triển khai xây dựng.

Tỉnh Ninh Bình cũng phối hợp với Viện khảo cổ học Việt Nam khai quật di tích khảo cổ học đã phát lộ khu vực tường thành của cố đô xưa với nhiều hiện vật có giá trị lịch sử hàng nghìn năm tuổi như gạch ngói, đồ gốm, vật dụng của thời đại Đinh – Lê tạo điều kiện tiền để để phục dựng cung điện Hoa Lư. Khu vực cổng thành đã xây dựng cây cầu mới ốp đá, nạo vét sông Sào Khê dài hơn 3 km là nơi mô phòng hành trình dời đô về Thăng Long.[55]

Quyết định số 628/QĐ-TTG ngày 13/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Bảo quản, tu bổ, tôn tạo và mở rộng phạm vi một số di tích có liên quan đến Nhà nước Đại Cồ Việt nhằm phát huy giá trị lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư. Mục tiêu đầu tư là tôn tạo, nâng cấp một số di tích thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư hướng đến kỷ niệm 1050 năm thành lập nhà nước Đại Cồ Việt. Cụ thể, tu bổ, tôn tạo 6 di tích thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư gồm: Khu lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng; khu lăng mộ vua Lê Đại Hành; Bia Cửa Đông; đình Yên Thành; đình Yên Trạch và Phủ Đông Vương. Đồng thời, tu bổ tôn tạo 6 di tích cấp quốc gia gồm: Khu tưởng niệm và lăng mộ Thái tế Định Quốc Công Nguyễn Bặc, đình Mỹ Hạ, đình Ngô Khê Hạ, đền Thung Lau, đền Tam Thánh - chùa Yên Lữ, đền thờ Tướng quân Đinh Điền và chùa Tháp; tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp Đình Trai; xây dựng Khu nhà làm việc của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Hoa Lư. Tổng mức đầu tư dự kiến 143.907 triệu đồng.[56]

Năm 2018, Ninh Bình đã khánh thành công trình kiến trúc Đàn Kính Thiên Tràng An và phục dựng Lễ tế Thiên thời Đinh Tiên Hoàng Đế. Đàn Kính Thiên Tràng An nằm trong khu vực hành cung Hoa Lư xưa, là nơi vua Đinh lập đàn tế Trời khi đăng quang Hoàng đế.

Di sản văn hóa thế giới

Cố đô Hoa Lư hiện tại là một bộ phận của quần thể di sản thế giới Tràng An, là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam khi đáp ứng cả hai yếu tố nổi bật toàn cầu về văn hóa và thiên nhiên.

Trước đó, Cố đô Hoa Lư là một trong những đại diện đầu tiên của Việt Nam được chọn để ứng cử di sản văn hóa thế giới. Năm 1991, 4 di sản được lập hồ sơ đề nghị là Cố đô Hoa Lư, Vườn quốc gia Cúc Phương, Vịnh Hạ Long, và Chùa Hương.[57][58] Trong lần ứng cử này cả bốn đại diện Việt Nam đều không được UNESCO công nhận.

Cùng với việc phát hiện và khai quật hệ thống hang động Tràng An, khu di tích này tiếp tục được thủ tướng chính phủ Việt Nam ký quyết định bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử để xứng tầm là di sản thế giới trong tương lai.[12] Ngày 17/10/2008, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Ninh Bình, Hội Di sản Văn hoá Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học về "Giá trị di sản văn hoá Cố đô Hoa Lư và khu du lịch Tràng An" nhằm tiến tới đề nghị Unesco công nhận cố đô Hoa Lư là di sản văn hóa thế giới và khu sinh thái Tràng An là di sản thiên nhiên thế giới.[59][60] Theo các ý kiến tại hội thảo này, trong tương lai cố đô Hoa Lư có thể trở thành di sản văn hóa thế giới hoặc di sản thiên nhiên thế giới hoặc đạt cả hai tiêu chí của di sản văn hóa - thiên nhiên thế giới để trở thành một di sản hỗn hợp.

Ngày 23/6/2014, UNESCO đã vinh danh quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới hỗn hợp trong đó có cố đô Hoa Lư, các di tích chùa Bái Đính, hang động Tràng AnTam Cốc - Bích Động.

Lễ hội cố đô Hoa Lư

Sân khấu lễ hội cố đô Hoa LưLễ tế cổ truyền tại đền Vua Đinh Tiên HoàngRồng vàng trong lễ hội Cờ Lau

Lễ hội cố đô Hoa Lư gồm nhiều lễ hội truyền thống được mở để tôn vinh các anh hùng dân tộc đã xây dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt thế kỷ 10 mà tiêu biểu là hai vị vua Đinh Tiên HoàngLê Đại Hành. Trong các Lễ hội cố đô Hoa Lư thì lễ hội Hoa Lư là lễ hội tiêu biểu nhất, đã được xếp hạng là di sản văn hóa cấp quốc gia và đang được đề nghị nâng tầm tổ chức lễ hội theo nghi thức cấp nhà nước.[61]

Lễ hội Hoa Lư diễn ra tại quảng trường trung tâm khu di tích cố đô Hoa Lư và các di tích xung quanh nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn không chỉ trong tỉnh Ninh Bình mà còn lan tỏa tới hệ thống các di tích thời Đinh- Tiền Lê khác ở Việt Nam. Đây là một lễ hội cổ truyền hướng về cội nguồn dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Lễ hội có lịch sử từ khi kinh đô Hoa Lư trở thành cố đô. Lễ hội còn có tên là lễ hội cờ lau vì có màn diễn tái hiện cảnh Đinh Bộ Lĩnh với trò chơi "Cờ lau tập trận" hay lễ hội Trường Yên vì không gian diễn xướng của lễ hội xưa diễn ra rộng khắp phủ Trường Yên, tức Ninh Bình ngày nay.

"Ai là con cháu rồng tiênTháng Ba mở hội Trường Yên thì về".
Bài chi tiết: Lễ hội Trường Yên

Các lễ hội khác thuộc Quần thể di tích cố đô Hoa Lư gồm:

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cố_đô_Hoa_Lư http://books.google.com/books?id=QfQyAAAAMAAJ http://books.google.com/books?id=befqNQAACAAJ http://books.google.com/books?id=hIBJPgAACAAJ http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/du-lich/2010/05/3ba... http://daitangkinhvietnam.org/lich-su-phat-giao/ph... http://afamily.vn/du-lich/20110208020146606/4-den-... http://baochinhphu.vn/Chi-dao-quyet-dinh-cua-Chinh... http://vanban.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=578,... http://dantri.com.vn/van-hoa/bao-vat-quoc-gia-cot-...